Chuyển nhượng cầu thủ bóng đá Việt Nam | Tại sao V-League mãi là giải ao làng?
Hiếm có một liên đoàn bóng đá nào tổ chức kỳ lạ như VFF và cũng hiếm có nơi nào mà thị trường chuyển nhượng lại hoạt động buồn cười như ở Việt Nam. Thay vì giúp các câu lạc bộ nâng tầm đội hình, thúc đẩy tài năng phát triển và tạo sức bật cho giải đấu, công tác chuyển nhượng cầu thủ ở V-League lại đang bị bóp méo bởi sực ích kỷ, lợi ích nhóm.
Câu chuyện chuyển nhượng cầu thủ bóng đá Việt Nam cũng là nguyên nhân chính khiến V-League dù tồn tại lâu năm vẫn mãi chỉ là một giải “ao làng”.
Cơ chế chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam
Trước khi đào sâu vào câu chuyện tại sao chuyển nhượng bóng đá Việt Nam lại góp phần làm thui chột cầu thủ, cần làm rõ một điều: cách chuyển nhượng trên giấy tờ và cách nó hoạt động ngoài thực tế là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Cách thức chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam trên lý thuyết
Về lý thuyết, chuyển nhượng cầu thủ ở Việt Nam không khác mấy so với thế giới.
Một câu lạc bộ muốn có được sự phục vụ của một cầu thủ sẽ liên hệ với câu lạc bộ chủ quản, thương lượng mức phí để mua lại phần thời hạn còn lại trong hợp đồng. Nếu đôi bên đồng thuận, hợp đồng chuyển nhượng được ký kết, liên đoàn phê duyệt, và cầu thủ chính thức thì đấu trong màu áo đội bóng mới sau khi công tác kiểm tra y tế được hoàn tất.
Nghe thì hợp lý và chuyên nghiệp. Các bên đều có lợi:
-
CLB mua người có được nhân tố cần thiết
-
CLB bán người thu tiền, tái thiết đội hình
-
Cầu thủ được tăng thu nhập, đổi môi trường
-
Liên đoàn có thêm phí điều hành
-
Giải đấu tăng sức cạnh tranh.
Trên lý thuyết công tác chuyển nhượng ở V-League không khác nhiều với thế giới
Tóm lại, một hệ sinh thái bóng đá lành mạnh, nếu mọi thứ vận hành như lý thuyết. Tuy nhiên mọi thứ đã sụp đổ ngay từ trước khi nó bắt đầu, chẳng có câu lạc bộ nào làm ăn nghiêm túc cả, mọi thứ cứ hỗn loạn hệt như cách giới chủ nhà Glazer làm tan nát đội hình MU hiện tại.
Thực tế tình hình chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam
Nhưng thực tế thì sao?
Gần như không có CLB nào chịu bỏ tiền ra để mua cầu thủ còn hợp đồng. Thay vào đó, họ chọn cách đi đêm — lén lút tiếp cận cầu thủ, thương lượng ngầm, chờ đáo hạn hợp đồng để lấy người miễn phí.
Kịch bản quen thuộc:
-
Cầu thủ từ chối gia hạn
-
CLB mới hứa lót tay vài tỷ
-
Cầu thủ gật đầu, đợi hết hợp đồng
-
CLB chủ quản mất trắng không có tiền tái đầu tư
-
Liên đoàn… đứng ngoài và không làm gì cả.
Không ai đóng phí, không ai bị ràng buộc, không ai phải chịu trách nhiệm. Mọi thứ diễn ra âm thầm trong bóng tối, nhưng hậu quả để lại thì rất thật. Thực tế chưa cần đến các trang cá cược bóng đá nhúng tay thao túng giải đấu, tự các câu lạc bộ đã kìm hãm sự phát triển của nhau.
Cách làm này khiến thị trường chuyển nhượng trở nên méo mó, các CLB ngại đào tạo trẻ, cầu thủ chạy theo lợi ích ngắn hạn, còn giải đấu thì mất đi sự cạnh tranh thật sự.
Hệ lụy mà cách chuyển nhượng hiện tại mang lại
Với cách làm bóng đá kiểu “né luật – lách trách nhiệm” như hiện nay, không khó để lý giải vì sao trình độ bóng đá Việt Nam cứ giậm chân tại chỗ, thậm chí có dấu hiệu đi lùi.
Các câu lạc bộ vì sợ mất trắng cầu thủ nên tự nghĩ ra đủ chiêu trò để giữ người. Nhưng thay vì đầu tư vào chế độ đãi ngộ hay lộ trình phát triển dài hạn, họ chọn con đường dễ nhất: trói hợp đồng càng dài càng tốt.
Hợp đồng đào tạo trẻ: trói buộc và giết chết tương lai?
Không ít CLB ký với cầu thủ trẻ những bản hợp đồng kéo dài 8 đến 10 năm, dưới danh nghĩa “đào tạo”. Thực chất, đây là hình thức giữ người một chiều.
Cầu thủ nào không chịu ký, dù có tài đến đâu, cũng bị loại thẳng khỏi đội trẻ hoặc “ngồi mòn” trên ghế dự bị. Muốn được đá, muốn được lên đội một, chỉ có một cách: ký.
Và rồi, khi hợp đồng hết hạn, nhiều người đã… 25 tuổi. Trong khi cầu thủ châu Âu ở độ tuổi này đang ở đỉnh cao phong độ, thì cầu thủ Việt mới bắt đầu… được quyền lựa chọn tương lai cho chính mình. Những cái tên không quá nổi bật một là giải nghệ mưu sinh hai là theo bóng đá phủi để đỡ cạnh tranh hơn.
Cầu thủ hết động lực sau tuổi 25
Sau khi thoát khỏi hợp đồng trói buộc đầu tiên, cầu thủ thường được CLB mới lót tay hàng tỷ đồng. Với nhiều người, đó là bản hợp đồng “đổi đời” – và cũng là lúc họ bắt đầu xuống dốc.
Không còn gì để phấn đấu, không còn ai ép buộc, họ bước vào giai đoạn thi đấu nhạt nhòa, ra sân để hưởng lương chứ không còn quyết tâm gì nữa.
Phong độ giảm dần, thái độ thi đấu cũng hời hợt. Một số chấn thương thì nghỉ dài, phục hồi chậm. Một số khác thì chọn an phận, đá cầm hơi cho đến hết hợp đồng rồi… biến mất khỏi radar bóng đá đỉnh cao.
Những trường hợp như Trọng Hoàng, Văn Quyến, Anh Đức, giữ được đỉnh cao phong độ sau tuổi 30 là cực hiếm ở bóng đá Việt Nam. Rất nhiều tài năng nổi bật như: Hồng Duy, Văn Hậu, Phan Văn Đức đều trượt dài sau khi ký những bản hợp đồng đổi đời. Không ít “ngôi sao trẻ” từng gây tiếng vang ở U19, U23, chỉ vài năm sau đã trôi dạt về giải hạng Nhì, hạng Ba hoặc giải nghệ trong lặng lẽ.
Chắc nhiều người vẫn không quên Bùi Tiến Dũng từng là thủ môn quốc dân nhưng đã nhanh chóng trở thành sự lựa chọn thứ 3 ở câu lạc bộ. Thực trạng đáng buồn kể trên khiến không ít bình luận viên bóng đá Việt Nam ngao ngán khi nhắc đến.
Tại sao V-League mãi là giải ao làng?
Từ cách chuyển nhượng rối rắm, thiếu minh bạch, đến tư duy làm bóng đá kiểu “chắp vá”, tất cả đều góp phần biến V-League trở thành một sân chơi… tự phát hơn là chuyên nghiệp.
Không có thị trường chuyển nhượng đúng nghĩa, các CLB không dám đầu tư thật sự vào cầu thủ. Họ sợ mất trắng, nên thà giữ chặt còn hơn để người khác hưởng.
Không có cạnh tranh sòng phẳng, các đội mạnh không muốn chi tiền, đội yếu không đủ sức giữ người, cầu thủ giỏi thì chỉ quanh quẩn vài cái tên quen thuộc – đá đi đá lại trong cùng một giải.
Các thương vụ chuyển nhượng cứ âm thầm diễn ra theo kiểu “đi cửa sau”. Liên đoàn thì đứng ngoài, không quản, không xử, không quan tâm. Cơ chế chẳng khác gì mở cửa cho bóng đá “chạy bằng miệng”.
Kết quả là gì?
-
Giải đấu thiếu sức hút
-
Cầu thủ thiếu động lực
-
CLB thiếu đột phá
-
Người hâm mộ mất niềm tin
Trong khi các nền bóng đá khu vực như Thái Lan, Malaysia đã tiến ra châu lục, thì V-League vẫn loay hoay… tự chơi với mình. Và thế là, sau bao năm tồn tại, V-League vẫn bị gọi bằng cái tên chẳng mấy ai tự hào: giải ao làng.
Kết luận
Chuyển nhượng là một phần cốt lõi của bóng đá hiện đại, nơi cầu thủ, câu lạc bộ và giải đấu cùng phát triển dựa trên nguyên tắc sòng phẳng và minh bạch. Khi tư duy làm bóng đá vẫn là “giữ cho mình không để người khác hưởng”, khi liên đoàn không chịu đóng vai trò cầm trịch, khi cầu thủ bị biến thành công cụ để mặc cả và đàm phán, thì đừng mong một nền bóng đá có thể vươn lên chuyên nghiệp.
Muốn thoát khỏi cái mác “ao làng”, bóng đá Việt Nam phải bắt đầu từ điều đơn giản nhất: tôn trọng luật chơi và dám chơi sòng phẳng.